CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

1. Vị trí, chức năng của Ban Quản lý bảo trì đường bộ

1. Ban Quản lý bảo trì đường bộ (sau đây gọi tắt là Ban) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Xây dựng Sơn La, được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định của Luật Viên chức và thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Ban Quản lý bảo trì đường bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh để giao dịch theo quy định của pháp luật .

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban

1. Ban Quản lý bảo trì đường bộ làm đại diện hoặc thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Xây dựng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý bảo trì đường bộ các tuyến đường tỉnh và quốc lộ được giao quản lý trên địa bàn tỉnh Sơn La, bao gồm: Công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa đột xuất, sửa chữa định kỳ. Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đường bộ, tài sản hạ tầng để phục vụ công tác quản lý

2. Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Sở Xây dựng giao trong công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý bảo vệ đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn đường bộ và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan. Cụ thế như sau:

a) Thực hiện tuần kiểm đường bộ trên các tuyến đường được giao trực tiếp quản lý theo quy định;

b) Thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Phối hợp với các phòng chức năng thuộc Sở Xây dựng, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quản lý bảo vệ đất của đường bộ, xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Tham gia công tác giải tỏa, cưỡng chế vi phạm việc quản lý, sử dụng kết cấu hạ tâng giao thông đường bộ. Kiểm tra, quản lý thực hiện theo cấp phép thi công đối với các công trình trong phạm hành lang an toàn đường bộ.

c) Tổ chức kiểm tra, rà soát, đề xuất kế hoạch bảo trì hàng năm;

d) Tổ chức thực hiện các bước công việc được Sở Xây dựng giao trong công tác chuẩn bị đầu tư về quản lý, bảo trì công trình đường bộ, bao gồm: Tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án sửa chữa công trình đường bộ; tổ chức lập, trình duyệt giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao tông đường bộ;

d) Tổ chức lựa chọn nhà thầu; thực hiện nhiệm vụ được Sở Xây dựng giao trong việc ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì công trình, nhà thầu vận hành công trình;

e) Tổ chức quản lý hợp đồng, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thực hiện thanh toán hợp đồng theo thẩm quyền được được Sở Xây dựng giao. Lập, trình quyết toán công trình bảo trì hoàn thành theo quy định;

f) Xử lý đối với các kiến nghị của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ về khắc phục hư hỏng, xuống cấp, sự cố, nguy cơ sự cố công trình, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; việc quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

g) Tổ chức ứng, trực công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, công tác đảm bảo giao thông; kiểm tra, đôn đốc nhà thầu bảo trì thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố bất khả kháng khác, phối hợp và đôn đốc lập hồ sơ hoàn thành công trình, trình duyệt theo quy định; phối hợp thực hiện phương án phân luồng giao thông khi cần thiết theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

h) Tổ chức quản lý, bảo quản các kho vật tư, thiết bị dự phòng phục vụ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố bất khả kháng khác;

k) Quản lý, cập nhật thường xuyên và cung cấp thông tin, dữ liệu đường bộ theo quy định; Lập, lưu trữ hồ sơ; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đối với tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định; Thống kê, cập nhật dữ liệu về tài sản hạ tầng đường bộ;

l) Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của Chủ đầu tư trong phạm vi được được Sở Xây dựng giao nhiệm vụ;

m) Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao.

3. Kinh phí hoạt động: Kinh phí quản lý dự án (phần được sử dụng) và các nguồn thu hợp pháp từ các hoạt động khác theo quy định.

4. Cơ sở vật chất: Tiếp nhận cơ sở vật chất do Sở Xây dựng giao tại địa chỉ số 06, phố Mai Đắc Bân, tổ 2, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

5 Mối quan hệ công tác: Ban Quản lý bảo trì đường bộ chịu sự chỉ đạo và kiểm tra trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Sở Xây dựng, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định; được chủ động quan hệ, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện nhiệm vụ.